Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

[TÌM HIỂU] Nguyên Lý Làm Lạnh Của Máy Lạnh

Ngày này, máy điều hoà đã trở nên quá quen thuộc đối với nhiều gia đình thành thị. Do đó chúng ta cần phải trang bị những kiến thức căn bản về cấu tạo, nguyên lý làm lạnh của máy lạnh để có cách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm. Khi đã hiểu được nguyên lý làm việc máy lạnh thì việc vệ sinh máy lạnh cũng trở nên khá đơn giản. 

1. Cấu tạo điều hoà, các bộ phận cơ bản

Để miêu tả ngắn gọn về nguyên lý máy lạnh (máy điều hoà không khí) có rất nhiều cách. Cấu tạo điều hoà cơ bản gồm các bộ phận chính như: cục nóng, cục lạnh, quạt gió, máy nén, van tiết lưu, gas. Ngoài ra, để điều hoà hoạt động còn có nhiều thiết bị khác như bảng điều khiển, bộ phận đổi hướng gió…
Nguyên lý làm lạnh của máy lạnh
Do đó trước khi muốn hiểu rõ nguyên lý làm lạnh của máy lạnh, ta phải hiểu rõ chức năng từng bộ phận chính:
Cục lạnh điều hoà (dàn lạnh): Đây là bộ phận mang nhiệm vụ hấp thụ nhiệt độ bên trong để mang ra ngoài môi trường thông qua loại môi chất mang nhiệt được gọi là gas (lưu ý gas ở đây không phải gas dùng trong bếp ăn). Cấu tạo phổ thông nhất của cục lạnh là gồm ống đồng uốn thành nhiều lớp và đặt trong dàn lá nhôm dẫn nhiệt rất dày nhằm tối ưu quá trình truyền nhiệt. Cục lạnh được lắp đặt bên trong phòng cần làm mát.
Nguyên lý làm lạnh của máy lạnh
Cục nóng điều hoà (dàn nóng): Bộ phận này giúp toả nhiệt ra môi trường và nên đặt tịa những vị trí thoáng mát (môi trường ngoài) giúp tản nhiệt tốt hơn. Dàn nóng cũng tương tự dàn lạnh là được cấu tạo bởi ống đồng uốn nhiều lớp đặt trong dàn lá nhôm rất dày nhằm mục đích truyền nhiệt nhanh.
Quạt gió ở dàn lạnh và dàn nóng: Bộ phận có tác dụng lưu thông không khí đi qua dàn lạnh và dàn nóng nhằm mang nhiệt đến và đi.
Máy nén điều hoà: Bộ phận có tác dụng nén môi chất đang ở trạng thái mang nhiệt thấp và áp suất thấp sang trạng thái áp suất cao và nhiệt độ cao. Ngoài ra còn tạo sự luân chuyển liên tục của môi chất trong đường ống dẫn.
Nguyên lý làm lạnh của máy lạnh
Van tiết lưu: Bộ phận có tác dụng ngược lại so với máy nén nhằm chuyển môi chất từ trạng thái áp suất cao, nhiệt độ cao sang trạng thái áp suất thấp, nhiệt độ thấp.
Gas (môi chất lạnh): Có tác dụng hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh để truyền tới và toả ra ở dàn nóng, các loại gas dùng trong máy điều hoà thường là R410A, R32 và R22.
>> Khi máy lạnh bị rò rỉ nước bạn nên làm gì? Sau đây là các việc cần làm mà bạn không nên bỏ qua.

2. Nguyên lý làm lạnh của máy lạnh

Sau khi tìm hiểu cấu tạo điều hoà chúng ta thấy được 2 phần chính là dàn nóng và dàn lạnh. Dàn nóng được lắp trong phòng còn dàn lạnh được lắp đặt bên ngoài nhà. Kết nối giữa 2 dàn nóng và lạnh là 2 dây đồng dần môi chất lạnh.
Nguyên lý làm lạnh của máy lạnh
Nguyên lý làm việc máy lạnh: gas sau khi chuyển qua van tiết lưu sẽ có áp suất thấp đi kèm nhiệt độ thấp (gọi là gas lạnh), môi chất lạnh đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh, quạt gió trong cục lạnh hút không khí từ phòng đẩy qua dàn lạnh để làm lạnh không khí đưa trở lại phòng, môi chất mang nhiệt sẽ được đưa đến máy nén để nén gas đến áp suất cao hơn, môi chất mang nhiệt độ cao tiếp tục được đưa qua dàn nóng, tại đây môi chất được làm mát nhờ quạt và dán lá nhôm tản nhiệt, đi qua môi chất sẽ có nhiệt độ thấp hơn tiếp tục đến van tiết lưu để giảm áp suất, giảm nhiệt độ. Quá trình này sẽ được diễn ra liên tục cho đến khi đạt nhiệt độ trong phòng như yêu cầu. Sau đó điều hoà sẽ hoạt động để duy trì nhiệt độ.
Nguyên lý làm lạnh của máy lạnh
Với cách giải thích nguyên lý làm lạnh của máy lạnh chỉ cần đọc kỹ 2 lần là có thể hiểu rõ. Đối với những người thợ sửa điều hoà chắc chắn phải hiểu rất rõ về nguyên lý này. Còn người sử dụng việc hiểu rõ nguyên lý làm việc máy lạnh sẽ giúp đảm bảo dùng đúng cách và nhận biết lỗi tốt hơn. 
Ngoài ra để máy lạnh hoạt động ổn định và tốt nhất quý khách hàng nên bảo trì máy lạnh đều đặn 3 tháng 1 lần. Liên hệ ngay vệ sinh máy lạnh quận 6 - kythuatht.com để chúng tôi giúp bạn nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét